Chuyển đến nội dung chính

Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính DN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của DN để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của DN. Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh...

Phân tích tài chính DN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của DN để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của DN.

Tùy vào loại hình kinh doanh và đặc thù của ngành nghề kinh doanh, cán bộ nghiệp vụ cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đã tính toán để đưa ra những nhận xét đánh giá về tình hình tài chính của DN ; một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là DN đang trong tình trạng tốt.
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp


Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN:

- Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của DN của chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định.

- Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? có đủ chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểm toán?

Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN:

- Về số vốn điều lệ thực góp của công ty:

Trong đó: + Vốn bằng tiền:

+ Vốn bằng tài sản:

- Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án/phương án sản xuất-kinh doanh.

- Về tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính.

Các chỉ số thông dụng thường sử dụng hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của DN:

I. Khả năng thanh toán:

Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN, thông qua các chỉ tiêu:
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq):
Ktq
=
Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)
Nợ phải trả (MS300 BCĐKT)
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN.
2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng):

Kng
=
Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)
Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)


Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn.

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh):
Knh
=
Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn (MS110+120BCĐKT)
Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)


Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp.
II. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
1. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu):

Ktu
=
Tà sản dài hạn (MS200 BCĐKT)
Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)+Nợ dài hạn (MS330 BCĐKT)

Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.
nguồn: learning.stockbit.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc số la mã và bảy chữ số la mã cơ bản

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. Để đọc số học có dùng số La Mã, xin xem số học La Mã và bàn tính La Mã. Các ký hiệu Có bảy chữ số La Mã cơ bản Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Điều này phụ thuộc vào các quy định cụ thể về sự lặp. Trong những trườ

Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ cho các đối tượng cụ thể (ví dụ Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp và Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản được ban hành năm 1957). Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu… (Bộ Tài chính, 2001). Hệ thống kế toán Việt Nam theo hệ thống kế toán Trung quốc thể hiện đối với các hình thức ghi sổ như Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và áp dụng theo hệ thống kế toán Liên Xô (cũ) với các hình thức gh

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng