Chuyển đến nội dung chính

Thế nào là định tính và định lượng


Dữ liệu định tính (thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc): loại dữ liệu này phản ánh tính chất, sự hơn kém, ta không tính được trị trung bình của dữ liệu dạng định tính. Một số ví dụ về dữ liệu định tính: giới tính: nam hay nữ; kết quả học tập của sinh viên: giỏi,khá, trung bình, yếu…

Dữ liệu định lượng (thang đo khoảng cách, thang đo tỉ lệ): loại dữ liệu này phản ánh mức độ, sự hơn kém và ta tính được giá trị trung bình. Nó thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình điều tra khảo sát, các con số này có thể ở dạng biến thiên liên tục hay rời rạc. Lưu ý: các phép toán thống kê dùng cho dữ liệu định tính có những đặc điểm khác với phép toán dùng cho dữ liệu định lượng.
1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp hoạt động.
1/ Về định nghĩa:

Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
2/ Về việc sử dụng lý thuyết:

Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện.

Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao.
3/ Về cách thực thực hiện:

Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi ở nhà nghiên cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình thành nên đề tài, phương pháo nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan như :

a/ Phỏng vấn sâu :

– phỏng vấn không cấu trúc.

– phỏng vấn bán cấu trúc.

– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

b/ Thảo luận nhóm:

– thảo luận tập trung.

– thảo luận không chính thức.

c/ Quan sát tham dự:

Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:

– Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.

– nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm

– vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.

– Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.

– Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.

– Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.
Theo: luanvanaz.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc số la mã và bảy chữ số la mã cơ bản

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. Để đọc số học có dùng số La Mã, xin xem số học La Mã và bàn tính La Mã. Các ký hiệu Có bảy chữ số La Mã cơ bản Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Điều này phụ thuộc vào các quy định cụ thể về sự lặp. Trong những trườ

Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ cho các đối tượng cụ thể (ví dụ Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp và Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản được ban hành năm 1957). Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu… (Bộ Tài chính, 2001). Hệ thống kế toán Việt Nam theo hệ thống kế toán Trung quốc thể hiện đối với các hình thức ghi sổ như Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và áp dụng theo hệ thống kế toán Liên Xô (cũ) với các hình thức gh

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng