1/ Văn bản pháp luật điều chỉnh hiện tại
Hiện tại, Pháp luật Việt Nam đang áp dụng “Thông tư 07/2015 Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng” – Đây chính là VB cao nhất và đang có hiệu lực, điều chỉnh trực tiếp hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng.
Tham khảo VB tại: Thông tư 07/2015
2/ Nguyên nhân hình thành Bảo lãnh
=> Tại sao lại có Bảo lãnh?
Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN VÀ BÊN MUA.
Mối quan hệ trên vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.
Với bên bán: họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua, vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán => Dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.
Với bên mua: vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), nhưng người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng => Dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.
Thêm nữa, sau khi nhận hàng, sản phẩm phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.
Một điều quan trọng nữa, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng, được hiểu là, nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.
Như vậy, mỗi chủ thể đều thể hiện sự Lo lắng, Không Tin tưởng đối tác của mình, lo ngại rủi ro bị chiếm dụng vốn hay chiếm đoạt tài sản, nhất là trong các giao dịch ban đầu khi 2 bên đều là đối tác mới, chưa hiểu nhau, không phải là các đối tác truyền thống
Ai cũng muốn đảm bảo Quyền lợi của mình, ai cũng muốn đảm bảo và rào chắn rủi ro cho mình, ai cũng muốn mình An toàn và Có lợi, chính vì vậy, hình thành 1 bên thứ 3 với vai trò mà tôi vẫn thường nói vui là BẢO KÊ, và bảo kê cũng chính là khái niệm cơ bản, đơn giản nhất của thuật ngữ Bảo lãnh Ngân hàng.
Qua đó, được hiểu 1 trong 2 bên phải có 1 đơn vị Bảo lãnh đứng sau lưng, với vai trò nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đơn vị Bảo lãnh sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại.
Và tổng quan nhất, khái niệm Bảo lãnh được hình thành từ sự LO LẮNG, SỢ HÃI VÀ KHÔNG TIN TƯỞNG NHAU
Lo lắng, Sợ hãi, Thiếu Tin tưởng chính là mấu chốt cho sự ra đời của Bảo lãnh!
3/ Đối tượng tham gia Bảo lãnh
– Thứ 1: Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng
– Thứ 2: Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là KH của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả (gọi chung là KH nhé)
– Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH (gọi chung là Đối tác nhé)
4/ Quy trình phát hành
Trải qua 6 bước gồm:
• B1: KH Ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng
• B2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.
Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
– Giấy đề nghị bảo lãnh
– Hồ sơ pháp lý
– Hồ sơ mục đích
– Hồ sơ tài chính kinh doanh
– Hồ sơ TSBĐ
• B3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh
Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại HĐ độc lập với HĐ kinh tế giữa KH và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa NH và KH. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của NH cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSBĐ..
• B4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..
=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh)
Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)
• B5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
• B6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)
Hiện tại, Pháp luật Việt Nam đang áp dụng “Thông tư 07/2015 Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng” – Đây chính là VB cao nhất và đang có hiệu lực, điều chỉnh trực tiếp hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng.
Tham khảo VB tại: Thông tư 07/2015
2/ Nguyên nhân hình thành Bảo lãnh
=> Tại sao lại có Bảo lãnh?
Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN VÀ BÊN MUA.
Mối quan hệ trên vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.
Với bên bán: họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua, vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán => Dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.
Với bên mua: vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), nhưng người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng => Dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.
Thêm nữa, sau khi nhận hàng, sản phẩm phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.
Một điều quan trọng nữa, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng, được hiểu là, nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.
Như vậy, mỗi chủ thể đều thể hiện sự Lo lắng, Không Tin tưởng đối tác của mình, lo ngại rủi ro bị chiếm dụng vốn hay chiếm đoạt tài sản, nhất là trong các giao dịch ban đầu khi 2 bên đều là đối tác mới, chưa hiểu nhau, không phải là các đối tác truyền thống
Ai cũng muốn đảm bảo Quyền lợi của mình, ai cũng muốn đảm bảo và rào chắn rủi ro cho mình, ai cũng muốn mình An toàn và Có lợi, chính vì vậy, hình thành 1 bên thứ 3 với vai trò mà tôi vẫn thường nói vui là BẢO KÊ, và bảo kê cũng chính là khái niệm cơ bản, đơn giản nhất của thuật ngữ Bảo lãnh Ngân hàng.
Qua đó, được hiểu 1 trong 2 bên phải có 1 đơn vị Bảo lãnh đứng sau lưng, với vai trò nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đơn vị Bảo lãnh sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại.
Và tổng quan nhất, khái niệm Bảo lãnh được hình thành từ sự LO LẮNG, SỢ HÃI VÀ KHÔNG TIN TƯỞNG NHAU
Lo lắng, Sợ hãi, Thiếu Tin tưởng chính là mấu chốt cho sự ra đời của Bảo lãnh!
3/ Đối tượng tham gia Bảo lãnh
– Thứ 1: Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng
– Thứ 2: Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là KH của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả (gọi chung là KH nhé)
– Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH (gọi chung là Đối tác nhé)
4/ Quy trình phát hành
Trải qua 6 bước gồm:
• B1: KH Ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng
• B2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.
Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
– Giấy đề nghị bảo lãnh
– Hồ sơ pháp lý
– Hồ sơ mục đích
– Hồ sơ tài chính kinh doanh
– Hồ sơ TSBĐ
• B3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh
Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại HĐ độc lập với HĐ kinh tế giữa KH và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa NH và KH. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của NH cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSBĐ..
• B4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..
=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh)
Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)
• B5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.
• B6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)
nguồn: ketoanantam
Nhận xét
Đăng nhận xét