Chuyển đến nội dung chính

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ. Dân chúng thường so trong ngắn hạn, quá lắm là 2 năm, đa phần so với giá năm ngoái. Với những người làm quản lý, thường so dài hạn hơn song song với so từng năm một. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở tất cả nền kinh tế có dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán.

Lạm phát theo định nghĩa nghe có vẻ hơi tiêu cực. Nhưng trong thực tế, những nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu lại muốn xảy ra lạm phát. Vì lạm phát thể hiện sự chuyển động tích cực của nền kinh tế. Có trao đổi, có giao thương ắt có lạm phát. Nhưng lạm phát lại là cơn ác mộng với các nền kinh tế đang phát triển. Do nhu cầu tiêu dùng cao mà khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ dẫn tới việc phải nhập khẩu hàng hóa nhiều nên lạm phát tăng mạnh. Vậy mức độ lạm phát bao nhiêu thì mới gọi là nghiêm trọng?


Lạm phát có 3 mức độ:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
Siêu lạm phát: trên 1000%


Trong thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năng tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

Bạn hãy tạm coi tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá thì món đó sẽ đổi được nhiều hơn món hàng khác. Ví dụ như đô la Mỹ (USD) là đồng tiền có giá, bạn có thể dùng nó để mua hàng hóa ở bất kỳ đâu vì nó là đồng tiền có giá trị, được bảo chứng toàn cầu.

Còn một quốc gia sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm thì giá cả hàng hóa tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn mua hàng hóa. Mà khi tiền mang đi quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn.


Vì thế, bạn hãy nhớ kỹ là! Nhà nước in tiền không phải là nguyên nhân tạo lạm phát thực sự. Tiền của quốc gia đó đã mất giá nên nhà nước in tiền bù vào là hành động hợp lý. Tuy nhiên, có những quốc gia đặc biệt do lãnh đạo không hiểu cơ chế vận hành kinh tế, họ chỉ biết in tiền ra để bù đắp thiếu hụt thu thuế và trả lương. Bên cạnh đó, họ sẽ áp dụng tỷ giá bắt buộc để hút ngoại tệ giá rẻ so với giá trị thực. Điều này bạn dễ dàng thấy với tình hình lạm phát của Venezuela hay lạm phát tại Dim ba buê.
Vậy lạm phát tự nhiên có lợi ích gì?

Nó như một thứ gia vị cho nền kinh tế. Với một lượng tiền in ra để tạo lạm phát vừa đủ. Người dân cảm thấy đời sống sung túc hơn với lượng tiền mặt nhiều hơn. Đó là lý do tại sao các quốc gia phát triển mong có tỷ lệ lạm phát. Vì nó thúc đẩy kinh tế chuyển động và thúc đẩy đầu tư.

Trái ngược với lạm phát là giảm phát, người dân ít đầu tư và mua sắm khiến cho giá cả hàng hóa có xu hướng giảm. Nhật là một điển hình vì dân số già, ít nhu cầu mua sắm và đầu tư. Đó là lý do tại sao chính phủ Nhật luôn lo giảm phát hàng năm.
nguồn: ngoinhakienthuc.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc số la mã và bảy chữ số la mã cơ bản

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. Để đọc số học có dùng số La Mã, xin xem số học La Mã và bàn tính La Mã. Các ký hiệu Có bảy chữ số La Mã cơ bản Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Điều này phụ thuộc vào các quy định cụ thể về sự lặp. Trong những trườ

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng

Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ cho các đối tượng cụ thể (ví dụ Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp và Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản được ban hành năm 1957). Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu… (Bộ Tài chính, 2001). Hệ thống kế toán Việt Nam theo hệ thống kế toán Trung quốc thể hiện đối với các hình thức ghi sổ như Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và áp dụng theo hệ thống kế toán Liên Xô (cũ) với các hình thức gh