Chuyển đến nội dung chính

Khái niệm về chính sách tiền tệ và công cụ chính sách tiền tệ

Khái niệm

Chính sách tiền tệ, là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối vơi nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tê-xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa.


Chúng ta có thể khẳng định rằng, nếu như chính sách tài chính chỉ tập trung vào thành phần. Kết cấu các mức chi phí thuế khóa của nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định.

Công cụ của chính sách tiền tệ

Xét cho cùng, Ngân hàng Trung ương có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ, phù hợp với tình hình thực tiền của nền kinh tế, đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách thắt chặt tiền tệ.

Chính sách nới lỏng tiền tệ: Là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm.

Chính sách thắt chặt tiền tệ: Là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế là kiểm chế lạm phát.

Để thực hiện hai chính sách tiền tệ này, ngân hang trung ương có thể sử dụng hàng loạt các công cụ tiền tệ nằm trong tầm tay của mình đó là các công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp.

Các công cụ trực tiếp

Gọi là các công cụ trực tiếp vì thông qua chúng,NHTW có thể tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ, mà không cần thông qua một công cụ khác.

- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay.

NHTW có thể quy định khung lãi suất tiền gửi và buộc các ngân hàng kinh phải thi hành.

Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm gia tăng nguồn vốn cho vay. Nếu lãi suất thấp, sẽ là giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Xong biện pháp này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại mất tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác nó đễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ vàng, ngoại tệ bất động sản, trong khi ngân hàng bị hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay.

Trong điều kiện không thể áp dụng các biện pháp khác, chính phủ có thể phát hành một lượng trái phiếu nhất định để thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông. Việc phân bổ trái phiếu thường mang tính chất bắt buộc.

Các công cụ gián tiếp là những công cụ mà tác dụng của nó có được là nhờ cơ chế thị trường

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải đưa và dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở ngân hàng trung ương và để tại quỹ của mình, với mục đích góp phần bảo đảm khả năng thanh toán của Ngân Hàng Thương Mại và dùng làm phương tiện kiểm soát khối lượng tín dụng của ngân hàng này. Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có tác dụng làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm giảm cầu tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội. Trong trường hợp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng mở rộng cho vay của Ngân Hàng Thương Mại sẽ tăng lên, dẫn đến sự gia tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần tăng cung xã hội để cân đối tăng cầu về tiền.
Theo: Voer

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc số la mã và bảy chữ số la mã cơ bản

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. Để đọc số học có dùng số La Mã, xin xem số học La Mã và bàn tính La Mã. Các ký hiệu Có bảy chữ số La Mã cơ bản Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Điều này phụ thuộc vào các quy định cụ thể về sự lặp. Trong những trườ

Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ cho các đối tượng cụ thể (ví dụ Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp và Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản được ban hành năm 1957). Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu… (Bộ Tài chính, 2001). Hệ thống kế toán Việt Nam theo hệ thống kế toán Trung quốc thể hiện đối với các hình thức ghi sổ như Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và áp dụng theo hệ thống kế toán Liên Xô (cũ) với các hình thức gh

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng