Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Các quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Các quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ,tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng
Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
b. 3 đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
c. Trình bày các quan điểm chỉ đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay).? Vì sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế?
Vì sao công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức
'Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp''. Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể trì hoãn
Chính vì thế, tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển KTTT ''Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng bước phát triển KTTT ở nước ta''. Tới Đại hội X, việc phát triển KTTT được thể hiện rõ với tư cách là một yếu tố cấu thành đường lối CNH-HĐH đất nước: ''Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Và Đại hội XI, với định hướng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, Đảng ta tiếp tục khẳng định: ''phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển KTTT, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”.
Tại sao Đảng ta nêu quan điểm “Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.”
nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ta hiện nay.
- Đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
+ quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét