Chuyển đến nội dung chính

Chính sách và chính sách công là gì

Chính sách là gì? Chính sách công là gì?

Các bạn mới tìm hiểu về khoa học chính sách có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt, và định nghĩa các khái niệm chính sách và chính sách công. Các khái niệm này khác nhau như thế nào? Những vấn đề cốt lõi trong cách tiếp cận chính sách công là gì?

2. Câu trả lời, rất hiển nhiên, và thú vị, là không rõ ràng. Vì thế, bài viết này giới hạn ở việc giới thiệu sơ lược về các định nghĩa, cũng như một số cách thức tiếp cận chính sách và chính sách công hiện nay; nó không có tham vọng đưa ra một định nghĩa chuẩn tắc.
Khoa học chính sách

3. Trước hết, là những ghi chú ngắn về khoa học chính sách. DeLeon (1994) cho rằng, ‘nghiên cứu chính sách có một lịch sử dài, và một quá khứ ngắn’. Mặc dù chính sách của nhà nước là vấn đề nghiên cứu từ rất lâu, nhưng chỉ trở thành vấn đề được xem xét có tính hệ thống từ vài thập kỷ gần đây. Sự phát triển của nó gắn với một số (không nhiều) sự kiện lớn trên thế giới, đánh dấu sự thay đổi từ khi kết thúc thế chiến thứ hai. Khái niệm ‘khoa học chính sách’ được Lasswell đề cập lần đầu tiên từ năm 1951. Cuốn sách ‘The Policy Sciences: Recent Trends in Scope and Method’ (Lerner & Lasswell 1951) được xuất bản, đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới, đưa ra bởi Harold Lasswell về ‘sự định hướng chính sách’, với khái niệm khoa học chính sách được xem như là một phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội (Lasswell 1951). Đến nay, khoa học chính sách đã có những phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nội dung trọng tâm của khoa học xã hội(chinhsach sẽ có bài viết riêng về chủ đề này, trong đó tìm hiểu thêm về hai nhánh nghiên cứu chính sách và phân tích chính sách).
Định nghĩa chính sách và chính sách công

4. Tiếp theo là định nghĩa khái niệm chính sách và chính sách công. Mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu, đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất chung. Qua tham khảo, so sánh cho thấy, ranh giới phân biệt giữa chính sách và chính sách công, cũng như các định nghĩa về nó, là rất tương đối. Thêm nữa, sự phân biệt giữa chính sách công và tư cũng không rõ ràng, và không xác định. Bởi vì, theo Considine (1994), lĩnh vực công và tư là liên quan và đan xen lẫn nhau ở mọi cấp độ, bất cứ đâu.
Một số định nghĩa về chính sách

– Chính sách ‘thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất (đã) được làm ra (thực thi)’, đối với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân (Lasswell 1951). Điểm lưu ý ở đây là, chính sách phải là quyết định đã được lựa chọn thực hiện, không phải một dự định;

– Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);

– Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt nó tạo ra (Dye 1972);

– Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua không làm (Klein & Marmor 2006);

– Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);

– Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi (Considine 1994);

– Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 2011);

– Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống (Colebatch 2002).

Các định nghĩa Chính sách công

– Chính sách công là những gì chính phủ lựa chọn làm hoặc không làm (Dye, 1992);

– Chính sách công là thoả thuận chính trị về những hành động hoặc không hành động, được thiết kế nhằm giải quyết, hoặc làm giảm nhẹ vấn đề trong nghị trình chính trị (Fischer 1995);

– Chính sách công quyết định bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu những mục tiêu và các biện pháp nên được chọn lựa, nhằm mục đích giải quyết một vấn đề, hay một sự đổi mới (Dimock et al. 1993);

– Chính sách công liên quan đến những gì chính phủ làm, tại sao, và với kết quả gì (Fenna 2004);

– Chính sách công là một tuyên bố mang tính quyền lực, về những dự định của chính phủ, dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng, và được thiết kế, cấu trúc dựa trên những mục tiêu (Althaus, Bridgman & Davis 2007).
Theo: chinhsach.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc số la mã và bảy chữ số la mã cơ bản

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. Để đọc số học có dùng số La Mã, xin xem số học La Mã và bàn tính La Mã. Các ký hiệu Có bảy chữ số La Mã cơ bản Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Điều này phụ thuộc vào các quy định cụ thể về sự lặp. Trong những trườ

Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hoàn cảnh ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam Là một quốc gia thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trên nhiều phương diện trong đó có kế toán. Sau năm 1954, Việt Nam bị chia đôi và ở hai miền, kế toán có những sự phát triển khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống kế toán Trung quốc với các chế độ kế toán quy định cách thức ghi chép các nghiệp vụ cho các đối tượng cụ thể (ví dụ Chế độ kế toán xí nghiệp công nghiệp và Chế độ kế toán kiến thiết cơ bản được ban hành năm 1957). Từ năm 1970, Bộ Tài chính bắt đầu đổi mới kế toán theo hướng hệ thống thống nhất của Liên Xô (cũ) với Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất năm 1970 và một loạt các quy định về chế độ báo cáo kế toán, chế độ ghi chép ban đầu… (Bộ Tài chính, 2001). Hệ thống kế toán Việt Nam theo hệ thống kế toán Trung quốc thể hiện đối với các hình thức ghi sổ như Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và áp dụng theo hệ thống kế toán Liên Xô (cũ) với các hình thức gh

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ: CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá. + Giá trị của tiền. + Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng